Xác định thiên cực Bắc Thiên_cực_Bắc

Xem thêm: sao cựctrực hóa cực.

Hiện tại, thiên cực Bắc cách ngôi sao Polaris (tên La-tinh stella polaris, nghĩa là "sao cực") khoảng 1 độ. Vì thế, Polaris, thường gọi là ngôi sao Phương bắc, được sử dụng phổ biến trong việc định hướng ở Bắc Bán cầu. Polaris nằm ở ngay trên điểm phía bắc của chân trời và có góc độ cao luôn gần bằng với vĩ độ địa lý của người quan sát. Nói cách khác, hầu hết các vị trí ở Bắc bán cầu đều có thể quan sát được nó, còn ở Nam bán cầu thì, hiển nhiên, là không.

Polaris chỉ gần thiên cực Bắc một khoảng thời gian ngắn trong chu kỳ tiến động 25 700 năm. Ngôi sao này sẽ ở vị trí gần nhất trong khoảng 1000 năm, sau đó, thiên cực Bắc sẽ ở vị trí ở gần nhất với Alrai (Gamma Cephei). Trong khoảng 5500 năm, thiên cực sẽ ở vị trí gần nhất với ngôi sao Alderamin (Alpha Cephei). Và trong 12 000 năm, Vega (Alpha Lyrae) sẽ trở thành "ngôi sao Phương bắc", dù nó sẽ cách khoảng 6 độ so với thiên cực.

Để tìm Polaris, từ một vị trí trên Bắc Bán cầu,hãy hướng về hướng về phía Bắc và tìm nhóm sao Big Dipper (còn gọi là Bắc Đẩu Thất tinh) và nhóm sao Little Dipper. Tập trung vào phần "muỗng" của Big Dipper, nối 1 đường thẳng từ 2 ngôi sao cạnh nhau ở rìa cái muỗng. Đường thẳng này chỉ về phần xa nhất của cái tay cầm của Little Dipper. Vị trí đó chính là Polaris, ngôi sao Phương bắc.[2]